Hãy chuẩn bị một chiếc máy ảnh, bộ dụng cụ bảo vệ dưới nước và ghi nhớ những lời khuyên dưới đây, bạn sẽ mang về cho mình bức ảnh ưng ý.
Kỹ thuật lặn biển
Lời khuyên đầu tiên cho chuyến chụp ảnh dưới biển: Sự an toàn của bản thân luôn là điều quan trọng nhất. Đừng mải mê chụp ảnh mà quên mất rằng bạn đang ở dưới nước và thở bằng dụng cụ lặn. Thêm vào đó, hãy luôn để mắt đến vị trí chiếc tàu của mình. Bạn hẳn sẽ không muốn bị lạc, hay tệ hơn là bị bỏ quên giữa một đại dương mênh mông.
Hãy hiểu rõ chiếc máy ảnh của mình
Điều này nghe có vẻ không cần thiết, nhưng những thao tác khi chụp ảnh dưới nước sẽ khó khăn hơn khi bạn “tác nghiệp” trên bờ.
Đầu tiên, đừng quên sạc đầy pin và kiểm tra độ chắc chắn của phụ kiện bảo vệ dưới nước. Khi chuẩn bị xong, hãy chụp thử một vài tấm ảnh trên cạn và nhớ kỹ vị trí đèn flash, nút bấm,.. Sau khi xuống biển, hãy luôn thử nghiệm bằng vài bức ảnh chụp san hô rồi căn chỉnh tốc độ
màn chập, khẩu độ và ISO trước khi theo những động vật đang bơi lội tung tăng phía dưới.
Read more thing to do in dalat
Kiểm soát sự thăng bằng và tốc độ bơi
Trong lòng đại dương, những dòng nước liên tục xoay chuyển khiến bạn phải bơi liên tục, đồng thời giữ thăng bằng chiếc máy của mình. Tuy vậy, chỉ cần kiên nhẫn và khéo léo một chút, việc có được bức ảnh đẹp sẽ dễ dàng hơn bạn nghĩ.
Với những bức ảnh chụp cận cảnh (ảnh macro), hãy chú ý không bơi quá gần các rặng đá, san hô bởi chúng có thể làm xước máy ảnh và làm bạn bị thương.
Chú rùa biển hiếu kì trước ống kính nhiếp ảnh gia.
Để chụp những sinh vật bơi sát vùng cát đáy biển, hãy cố gắng đừng làm xao động vùng nước này. Bởi lẽ, với đèn flash luôn bật sáng, bạn sẽ không muốn có một bức ảnh chỉ toàn những đốm cát sáng li ti.
Xem things to do in danangHãy bơi chậm và có những động tác thật nhẹ nhàng. Những sinh vật biển sẽ “chạy trốn” hết nếu bạn có những hành động nhanh và bất ngờ, gây náo động vùng nước vốn tĩnh lặng.
Điều chỉnh đèn flash
Trong lòng đại dương, ánh sáng tự nhiên thường không đủ để chụp được một bức ảnh đẹp và rõ ràng. Chính vì thế, đèn flash trong máy là sự lựa chọn tiện lợi nhất.
Tuy vậy, đối với những ảnh chụp sinh vật ở xa, đây không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Bởi trên ảnh của bạn sẽ xuất hiện nhiều chấm trắng, vốn là hình ảnh bọt biển sau khi được chiếu sáng bằng ánh đèn flash. Ngoài ra, nếu bạn để máy ở chế độ thiếu sáng (Under-exposure), tác động của ánh flash lên phông nền sẽ được giảm đi, khiến ảnh trông nhẹ nhàng và tự nhiên hơn.
Sinh vật trở nên nổi bật trên nền nước tối và xanh thẫm.
Chụp thật nhiều ảnh
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: Hãy chụp càng nhiều bức ảnh càng tốt. Dưới biển, điều kiện ánh sáng đôi khi khiến bạn nhầm tưởng rằng mình đã có một bức ảnh như ý. Hãy chụp thật nhiều ảnh với nhiều góc độ khác nhau để có được một tấm hình như mong muốn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét